Thực hiện Kế hoạch công tác năm học 2023 - 2024 của Trường ĐHSP Hà Nội 2 và Kế hoạch Tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và du xuân Giáp Thìn của Ban Chấp hành Công đoàn Trường, ngày 2/3/2024, Đoàn nữ cán bộ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã có hành trình du xuân Giáp Thìn ý nghĩa hòa chung không khí rộn ràng nhưng vô cùng linh thiêng của các lễ hội truyền thống đầu xuân tại các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng ở tỉnh Bắc Giang.
Điểm đến đầu tiên của đoàn Tham quan đền thờ bà Chúa Then - Thôn Việt Hương, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Đền thờ bà Chúa Then (còn gọi là Đền Cậu Lưu) tọa lạc bên bờ sông Thương thơ mộng. Nơi đây được biết đến tục thờ Chúa Then loại hình văn hóa tín ngưỡng dân gian gắn liền với bản sắc dân tộc Tày, Nùng và Thái. Đền được chạm trổ, họa tiết tỉ mỉ, công phu khéo léo, kiến trúc của khu đền mang đậm nét truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Sau đó đoàn tiếp tục hành trình đến Chùa Vĩnh Nghiêm - Thôn Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Chùa Vĩnh Nghiêm (còn gọi là chùa Đức La) là ngôi chùa cổ, là nơi lưu giữ lại bộ mộc bản gốc duy nhất của Phật phái Trúc lâm. Chùa có vị trí rất đẹp, đúng thế đất phong thủy của người xưa “đầu gối sơn, chân đạp thủy”. Nơi đây có Mộc bản được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể, đây còn là một trong 29 khu di tích quốc gia đặc biệt của Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Chùa Vĩnh Nghiêm xưa là nơi đào tạo luyện tăng đồ Phật giáo nên là nơi tàng trữ để các bộ ván kinh xưa rộng tới 10 gian nhà. Đó là những bộ ván kinh có từ 700 năm nay, là kho sách cổ vô cùng quý giá, như: Sa di tăng Sa di lì tỷ khiêu lỵ (348 giới luật), bộ Yên Tử nhật trình từ thế kỷ 15 (quá trình hình thành phái Trúc Lâm), Hoa nghiêm sớ, Di đà sớ sao, Đại thừa chỉ quán, Giới kinh ni... Vì vậy, tìm về vãng cảnh lễ chùa còn được tìm hiểu thêm bề dày của lịch sử Phật giáo, tư tưởng hành đạo, nhập thế của thiền phái Trúc Lâm, văn học, phong tục tập quán cùng sự phát triển của nghề khắc in mộc thư và nghệ thuật chạm khắc gỗ của Việt Nam.
Đoàn kết thúc hành trình du xuân tại Chùa Bổ Đà Thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Chùa Bổ Đà (còn gọi là Bổ Đà Sơn Quán Âm Sơn Tự), là một danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa. Chùa nằm về phía Bắc của chân núi Phượng Hoàng thuộc dãy núi Bổ Đà. Khu di tích chùa Bổ Đà bao gồm chùa cổ Bổ Đà sơn, Tứ Ân Tự, am Tam Đức, vườn tháp và ao miếu. Chùa được xây dựng bằng các vật liệu gạch nung, ngói, tiểu sành, tường bao được làm bằng đất rất độc đáo. Đây cũng là 1 di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam vẫn giữ được nét cổ kính rêu phong. Tại khu di tích chùa Bổ Đà, có thể ngắm nhìn các mảng chạm khắc tinh xảo trên các hạng mục kiến trúc, thể hiện nhiều đề tài phong phú như hoa văn vân mây, vân xoắn, hoa cúc, linh thú và đề tài tứ linh, tứ quý... Ngoài ra, chùa Bổ Đà còn lưu giữ một kho tàng di sản Hán Nôm trên nhiều loại hình và Bộ ván kinh Phật là một trong những Bộ kinh khắc gỗ cổ nhất Việt Nam với hơn 2000 mộc bản, có ý nghĩa to lớn cho việc nghiên cứu khoa học.
Với mong muốn đem lại chuyến du xuân ý nghĩa tạo nên niềm vui đầu năm cho các nữ viên chức, người lao động, Ban Nữ công Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã hoàn thành chuyến đi an toàn, ý nghĩa. Đây cũng là hoạt động đầu tiên trong chuỗi các hoạt động Chào mừng Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024) của các nữ viên chức Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Chúc tập thể viên chức, người lao động bước sang một năm mới nhiều may mắn, hạnh phúc và thành công. Chúc Nhà trường có thêm nhiều khởi sắc, phát triển ấn tượng trong năm Giáp Thìn 2024.
Sau đây là một vài hình ảnh của hành trình du xuân 2024
Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 (Luật số 06/2022/QH15) có hiệu lực từ 01/01/2024 gồm có những điểm mới
10/09/2024
22 cán bộ công đoàn xuất sắc, có sáng kiến đổi mới, đột phá mang lại hiệu quả cao của ngành giáo dục được Công
20/07/2024
19/01/2024